VPS | Tổng Quan Về Chứng Khoán Phái Sinh

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một hay nhiều tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là: chỉ số, cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa nông sản, kim loại… Bản thân phái sinh không có giá trị nội tại.
Chứng khoán phái sinh xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền và chuyển giao tài sản cơ sở theo một mức giá đã được xác định trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau bao gồm: phòng vệ, đầu cơ, tiếp cận với các tài sản hoặc thị trường khó giao dịch.

Các loại chứng khoán phái sinh được niêm yết và giao dịch trên thị trường 

Hiện tại, có 2 loại chứng khoán phái sinh được niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam gồm: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ.

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30: là hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số VN30.

Chỉ số VN30-Index được lựa chọn làm tài sản cơ sở cho hợp đồng tương lai chỉ số đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam do:

  • Thứ nhất: chỉ số VN30-Index bao gồm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn hàng đầu trên thị trường và thỏa mãn các tiêu chí về thanh khoản cũng như các tiêu chí kỹ thuật khác.
  • Thứ hai: chỉ số VN30 được tính toán dựa trên tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do có điều chỉnh (free loat), đồng thời có giới hạn tỷ trọng tối đa (là 10%) của mỗi cổ phiếu trong rổ để tránh trường hợp một hoặc một nhóm cổ phiếu gây tác động quá lớn đến chỉ số.
  • Thứ ba: một trong những rủi ro khi giao dịch Hợp đồng tương lai chỉ số là chỉ số đó bị thao túng giá. Chính vì vậy, chỉ số VN30 được chọn làm tài sản cơ sở cho Hợp đồng tương lai do có ít rủi ro bị chi phối nhất.

Đặc điểm của HĐTL chỉ số VN30:

Đặc điểm Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 
Mã hợp đồngVN30Fyymm
Tài sản cơ sởChỉ số VN30
Quy mô hợp đồng100.000 đồng * (điểm chỉ số VN30 tương lai)
Tỷ lệ ký quỹDo VSD quy định từng thời kỳ
Ngày giao dịch cuối cùngNgày thứ năm thứ ba trong tháng đáo hạn
Ngày thanh toán cuối cùngNgày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùngLà giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL
Biên độ dao động+/-7%
Phương thức giao dịchKhớp lệnh liên tục, định kỳ và thỏa thuận
Thời gian giao dịch8h45 – 11h30 và từ 13h00 – 14h45
Phương thức thanh toánThanh toán bằng tiền
Khối lượng giao dịchTối thiểu 01 hợp đồng
Giới hạn lệnh1.000 hợp đồng / lệnh
Giới hạn vị thếNhà đầu tư cá nhân: 5.000 hợp đồng, Nhà đầu tư tổ chức: 10.000 hợp đồng

Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ: là hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu giả định có một số đặc trưng cơ bản của trái phiếu Chính phủ.

Đặc điểm của HĐTL trái phiếu chính phủ:

Đặc điểmHợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ 
Mã hợp đồngGB05Fyymm, GB10Fyymm
Tài sản cơ sởTPCP kỳ hạn 5-10 năm lãi suất danh nghĩa 5%/năm, trả lãi định kỳ cuối kỳ 12
tháng/lần, trả gốc một lần khi đáo hạn
Quy mô hợp đồng1.000.000.000 đồng
Tỷ lệ ký quỹDo VSD quy định từng thời kỳ
Tháng đáo hạn3 tháng cuối 3 quý gần nhất
Biên độ dao động+/- 3%
Phương thức giao dịchKhớp lệnh và thỏa thuận
Thời gian giao dịch8h45 – 11h30 và 13h00 – 14h45
Phương thức thanh toánChuyển giao vật chất
Ngày giao dịch cuối cùngNgày 15 của tháng đáo hạn hoặc ngày giao dịch liền trước nếu là ngày nghỉ
Ngày thanh toán cuối cùngNgày làm việc thứ ba kể từ ngày giao dịch cuối cùng
Giá thanh toán cuối cùngGiá thanh toán cuối ngày tại ngày giao dịch cuối cùng
Giá thanh toán hàng ngàyTheo quy định của VSD

Sự khác biệt giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở

STTNội dungChứng khoán cơ sởChứng khoán phái sinh
1Giao dịch bán khống (kiếm lời khi thị trường giảm điểm)Không thực hiện được, chứng khoán cơ sở chưa được bán khốngCó thể thực hiện bằng cách tham gia vị thế short
2Ký quỹCần đủ 100% tiền và cổ phiếu trước khi thực hiện giao dịchChỉ cần ký quỹ một tỷ lệ nhất định (theo quy định tỷ lệ ký quỹ tối thiểu của VSD hiện tại là 17%)
3Thời gian thanh toánT + 2: nhà đầu tư chỉ có thể bán cổ phiếu vào chiều ngày T + 2 sau khi muaT + 0: nhà đầu tư có thể mở vị thế và đóng vị thế ngay trong ngày
4Thời gian giao dịch9h00 – 11h30; 13h00 – 15h008h45 – 11h30; 13h00 – 14h45
5Phương thức sinh lờiChênh lệch giá, cổ tứcChênh lệch giá
6Bước giá Sàn HSX < 10.000 đồng: 10 đồng; 10.000
  – |0.1 điểm chỉ số 49.950 đồng: 50 đồng; >=50.000 đồng: |100 đồng. Sàn HNX
  và Upcom: 100 đồng
0.1 điểm chỉ số
7Biên độ dao động giá± 7% (đối với sàn HOSE) ± 10% (đối với |sàn HNX) ± 15% (đối với sàn UPCOM) |Không giới hạn± 7%
8
Thời gian sở hữu
Không giới hạnNgày đáo hạn hợp đồng
9
Số lượng niêm yết, phát hành
Có giới hạn (phụ thuộc vào tổ chức phát hành cổ phiếu)Không giới hạn (phụ thuộc vào cung cầu)
10Khối lượng giao dịch tối thiể dịch tối thiểu
100 cổ phiếu

1 hợp đồng
11Khối lượng giao dịch tối đa500.000 CP/ lệnh đối với sàn HOSE – |999.990 CP/ lệnh đối với sàn HNX và Upcom500 hợp đồng/lệnh
12Khối lượng nắm giữ tối đaKhông giới hạn, trừ một số trường hợp hạn chế tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài


Nhà đầu tư cá nhân: 5000 hợp đồng. Nhà đầu tư tổ chức: 10.000 hợp đồng. Nhà đầu tư chuyên nghiệp (tổ chức có tư cách pháp nhân): 20.000 hợp đồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *